Cha đẻ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng Motoo Abiko được phát hiện qua đời tại nhà riêng ở Kawasaki, Tokyo (Nhật Bản), vào sáng thứ Năm (6/4, giờ địa phương). Ông hưởng thọ 88 tuổi.
Cảnh sát cho biết, nhận được một cuộc gọi thông báo có người bị ngã tại nhà riêng của ông Motoo vào khoảng 8h40 sáng. Khi lực lượng chức năng đến hiện trường, ông đã qua đời.
Cảnh sát đang điều tra về cái chết của ông Motoo. Theo xét nghiệm sơ bộ, cơ thể vị họa sĩ không bị thương hoặc có dấu vết đáng ngờ nào.
Fujiko F. Fujio, cha đẻ của bộ truyện vô cùng ăn khách, không chỉ gắn liền với tuổi thơ của trẻ em Nhật Bản mà còn là ký ức của rất nhiều thiếu nhi trên khắp thế giới. Đó là bộ truyện DORAEMON – chú mèo máy đến từ tương lai.
Nói đến sức hút của bộ truyện này ở Việt Nam, không khỏi làm những người Nhật lần đầu đến đây bất ngờ. Vào cuối năm 1992, khi chú mèo này lần đầu đến thị trường Việt Nam, đã tạo nên một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, mở đường cho việc xuất bản truyện tranh nước ngoài ở Việt Nam thời bấy giờ.
Fujiko.F. Fujio tên thật là Fujimoto Hiroshi (藤本弘). Trước khi tách ra hoạt động biệt lập. Ông và đồng nghiệp Motoyu Abiko (安孫子素雄) lập thành nhóm và lấy bút danh chung là Fujiko Fujio (藤子不二雄).
Tác phẩm Doraemon cũng là thành quả của bộ đôi này. Thế nhưng, đến năm 1988, vì lý tưởng khác nhau nên Fujimoto Hiroshi tách ra, đổi bút danh thành Fujiko. F.Fujio một lòng vẽ những tác phẩm hướng về thiếu nhi.
Ngày 20/9 năm 1996 Fujiko.F.Fujio ngã quỵ tại nhà riêng khi đang trong giai đoạn hoàn thành tác phẩm truyện dài “Nobita và thành phố thú nhồi bông”.
3 ngày sau ông mất. Sự ra đi của tác giả khi bộ truyện Doraemon đang rất ăn khách để lại một niềm thương tiếc rất lớn cho người hâm mộ, cũng như một mất mát lớn cho nền giải trí Manga Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi qua đời vì bệnh suy gan, ông đã vẽ trước rất nhiều bản thảo cho nhà xuất bản.
Trước khi trở nên yếu đi, ông đã thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Fujiko.F.Fujio Pro mà sau này trở thành công ty cổ phần Fuji Pro quản lý và tiếp tục phát triển Doraemon như ngày hôm nay.
Truyện “Nobita và thành phố thú nhồi bông” là truyện dài kỳ thứ 17, cũng là quyển cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Những truyện dài kỳ sau đều do Mangaka của công ty Fuji Pro, ông Shinichi Hagiwara (Mugiwara Shintaro) và Yasunori Okada tiếp tục.
Đến nay có tất cả 24 truyện dài. Tất cả các tác phẩm dài đều vẽ phỏng theo nguyên tác. Ngoài ra, nếu các bạn chú ý các tựa đều được đặt theo một nguyên tắc “Nobita và…” hoặc “… của Nobita”. Đến năm 1999 đã có hơn 100 triệu bản truyện ngắn được tiêu thụ ở Nhật.
Từ sau khi Fuji. F. Fujo mất, vào tháng 3 hàng năm công ty Fuji Pro sẽ công chiếu bộ Doraemon mới.
Ba năm trước , Anime Doraemon 3D“Stand by me” đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.
Tháng 3 năm nay, bộ Anime mới nhất của Doraemon đã ra mắt ở Nhật Bản và sắp tới sẽ “công phá” các rạp chiếu phim của Việt Nam dưới cái tên “Nobita và chuyến phiêu lưu đến Nam Cực Kachi Kochi”. Cùng đón xem nhé!
Sau Doraemon gốc, cũng có rất nhiều những bộ truyện chuyển thể khác. Nhưng không phải cứ truyện “ăn theo” là dở và không có tính nhân văn đâu nhé.
Có bản truyện tranh, hoạt hình, tiểu thuyết… để lại ấn tượng sâu sắc cho các bạn đọc trẻ không kém gì nguyên tác. Điển hình có thể kể đến các bộ được xuất bản ở Việt Nam.
Doraemon là hiện tượng không thể lý giải khi tạo ra cú đột phá không những trên sân nhà, mà còn trên toàn thế giới.
Sau khi tác giả nguyên tác qua đời, sẽ có công ty quản lý đứng ra duy trì việc xuất bản mới, tái bản hoặc chuyển thể thành Anime, thường gọi là リメイク(Remake), trường hợp của Doraemon không phải là duy nhất.
Ngoài ra, rất nhiều bộ truyện xưa khác như Sazaesan của tác giả Hasegawa Tomoko hay Oso Matsu kun, của tác giả Fujio Akatsuka vẫn đang được chiếu đều đặn trên truyền hình Nhật hàng tuần.
Fujiko.F. Fujio đã để lại một kho tàng đồ sộ và những ký ức tuổi thơ thật đẹp trong lòng thế hệ 8x, 9x Việt Nam nói riêng và các bạn nhỏ trên toàn thế giới nói chung.
Mặc dù ngày càng có nhiều tác phẩm chuyển thể đặc sắc hơn ra đời, nhưng tôi tin Doraemon nguyên tác đến nay vẫn là số 1. Cảm ơn Fujiko.F.Fujio Sensei.